BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with VU-Times font


Những Lời Dạy Vàng của Đức Phật

Tỳ kheo Thiện Minh
(Bhikkhu Varapanno)

Soạn dịch từ Miến Ngữ
Phật Lịch 2547 - Dương Lịch 2003


 Lưu ý: Đọc với phông chữ VU-Times (Viet-Pali Unicode)

-ooOoo-

KÍNH DÂNG LÊN GIÁC LINH:

* Cố Đại lão Hòa thượng Hộ Tông (Bậc khai sáng Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam)
* Sư phụ Cố Đại lão Hòa Thượng Hộ Nhẫn (Tăng trưởng hệ phái Nguyên Thủy Việt Nam)

 

MỤC LỤC

[01] Phần một - CÁC CHUYỆN LIÊN QUAN ĐẾN BỐ THÍ

1. Chuyện đại tướng Siha
2. Chuyện hai nhà sư bạn
3. Chuyện Hoàng Hậu Mallikā
4. Chuyện về Đạo sĩ Akitti.
5. Đức Chuyển Luân Vương
6. Tích chuyện bố thí cơm:
7. Tích chuyện bố thí nước
8. Tích chuyện về bố thí hoa
9. Tích chuyện bố thí đèn
10.Người bố thí thuốc (Đại Đức Bakula)

[02] Phần hai - NHÂN QUẢ TƯƠNG QUAN, BỐ THÍ VÀ CÁC QUẢ LÀNH.

1. Quả lành của sự bố thí cơm
2. Quả lành của sự bố thí nước
3. Quả lành bố thí, cúng dường bông hoa và vật thơm.
4. Quả lành bố thí đèn sáng
5. Quả lành của việc bố thí thuốc có
6. Bố thí kim (may khâu).
7. Bố thí rựa chẻ củi (rìu bén)
8. Bố thí dao.
9. Bố thí dao cắt móng tay (bấm móng tay chân).
10. Bố thí chỉ may, khâu.
11. Bố thí tăm xỉa, răng.
12. Bố thí gậy.
13. Bố thí dép.
14. Bố thí giày.
15. Bố thí khăn lau.
16. Bố thí dù
17. Bố thí quạt (bằng lá thốt nốt, lá cọ ...).
18. Bố thí ly tách.
19. Bố thí thùng đựng nước, bình rót nước.
20. Bố thí bình lọc nước.
21. Bố thí vải vóc áo quần.
22. Bố thí dây nịt, dây thắt lưng.
23. Bố thí giường, ghế...
24. Bố thí giường (loại giường chân thấp xưa)
25. Bố thí gối.
26. Bố thí gối tựa.
27. Bố thí thảm, khăn chùi chân.
28. Bố thí bình, thùng đựng dầu phụng, dầu thắp,..
29. Bố thí đèn thắp.
30. Bố thí thuốc crửa mắt.
31. Bố thí vật để đưa thuốc vào mũi, (ống thuốc crửa thông mũi, những bệnh về mũi...)
32. Bố thí thau, chậu để rữa chân.
33. Bố thí dầu để xoa bóp chân.
34. Bố thí dầu bơ.
35. Bố thí sữa bò.
36. Bố thí mía khúc.
37. Bố thí ổ khoá, chốt gài cửa.
38. Bố thí đồ trang sức quý giá.
39. Bố thí voi.
40. Bố thí giấy viết.
41. Xây dựng nơi đi kinh hành (nơi đi tới, đi lui để tĩnh tâm thư giãn) bố thí .
42. Lập chòi, dựng trại che mưa nắng cho khách lỡ đường để bố thí .
43. Gieo trồng cây bồ đề để bố thí:
44. Tưới cây bồ đề:
45. Sửa tu bổ nơi thờ Phật, tháp cũ.
46. Sơn Tháp; nơi thờ Phật.
47. Tạo Tượng Phật để cúng dường.
48. Cúng dường đèn thắp sáng trước tượng Phật.
49. Cúng dường cơm trước tượng Phật.
50. Tạo đục bình cắm hoa, quả bồng (chưng hoa quả) cúng dường trước tượng Phật .
51. Bố thí bình bát.
52. Bố thí vải vóc, áo quần (không biết mặt).
53. Bố thí vải vóc, áo quần.
54. Bố thí vải vóc, y mặc đến chư Tăng (không biết mặt)
55. Lập chùa để cúng dường đến tứ phương Tăng.
56. Quả lành cúng dường Y đến chư Tăng vào mùa nhập hạ
57. Quả lành của sự cung kính đảnh lê "Y" của Chư Tăng:
58. Quả lành dâng Y lễ Kathina (từ tháng 9 - 10 âm lịch), Mùa ra Hạ.
59. Quả lành khác của việc dâng Y Kathina.
60. Quả lành cúng dường Y đến Tăng (ngoài các khoảng thời gian kể trên)
61. Quả lành của việc niệm Ân Đức Phật:
62. Quả lành chung của sự niệm tưởng Ân Đức Tam Bảo:
63. Quả lành của sự Quy y Ân Đức Tam Bảo
64. Những nhân lành cho tuổi thọ dài
65. Quả lành của việc biên soạn Tam Tạng Kinh Điển

[03] Phần ba - BỐ THÍ, PHÂN LOẠI BỐ THÍ, NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỐ THÍ

1. Sự cần thiết của bố thí
2. Ba giai đoạn tác ý thiện tâm ảnh hưởng đến quả lành trong suốt đến một quá trình bố thí
3. Phân loại bố thí
4. Những vấn đề ảnh hưởng sự bố thí liên quan đến tài vật và thái độ của người thí và những quả lành tương ứng.
5. Năm sự bố thí hợp thời đúng lúc và quả lành
6. Có năm loại bố thí không được quả lành:
7. Năm sự bố thí cho quả lành tuổi thọ dài:
8. Sự bố thí cho phước lành thù thắng:
9. Có 14 hạng nhận vật thí:
10.Phước lành trỗ sanh trong vòng bảy ngày (bố thí với đủ 4 chi)
11. Trường cửu thí (thường xuyên thí)
12. Bố thí, động viên bố thí và quả
13. Có năm phước lành trổ sanh ngay trong hiện tại
14. Bố thí trong thời kỳ có Phật giáo thịnh hành và thời kỳ không có Phật giáo thịnh hành

-ooOoo-

Nammo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn.
Ngài là bậc A la hán, là bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.

Do nhờ oai đức Tam Bảo và phước phát sanh do pháp thí này xin hộ trì đến chư thiện tín xa gần thành tựu năm điều hạnh phúc: sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh, nhất là trí tuệ sẽ phát sanh đến người. Cầu mong cho tất cả hoan hỷ phần phước thiện này để được sự an lạc lâu dài.

Buddhaṃ saranaṃ gacchāmi
Dhammaṃ saranam gacchāmi
Sanghaṃ saranaṃ gacchāmi
Ratanattaysaranaṃ gato

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật.
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp.
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng.
Con đã quy y Tam Bảo với lòng thành kính.

LỜI TÁC GIẢ

Trong thế giới vạn vật hữu hình nầy, tất cả sự vật hiện tượng xảy ra trong cuộc sống xung quanh ta, đều phát sanh từ những nguyên nhân ban đầu của nó. Chỉ khác nhau là chúng bắt nguồn từ những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp, gần hoặc xa mà thôi. Những điều xảy ra từ những nguyên nhân trực tiếp (gần) thật dễ thấy. Ví như sự lao đông trong cuộc sống.

Nếu ta lao động nhiều thì ta đạt được thành quả nhiều, Nếu ta lao động ít thì ta đạt được thành quả ít.

Nhân: (năng lực lao động ít hoặc nhiều)

Quả: (sản phẩm của lao động tương ứng).

Nếu ta gieo giống là hạt chanh thì được quả chua. Nếu ta gieo giống là hạt mít thì được quả ngọt. Nhân nào quả nấy âu cũng là một lẽ tự nhiên cuả tạo hóa vậy. Sự lao động chân tay hay lao động trí óc cũng cho kết quả tương tự như thế.

Mặt khác, bên cạnh từ Nhân gieo để hỗ trợ thành quả mong muốn, Duyên (hay điều kiện): đất, nước, phân, các kỹ thuật khoa học chăm sóc... cũng thật cần thiết và quan trọng. Như vậy thành quả đạt được là do sự đầu tư từ:

Hạt giống

+

Điều kiện
(nước, phân, kỹ thuật...)

Thành phẩm

(Nhân)

+

(Duyên)

(Quả)

Do nhân là sự tương tác giữa chất này và chất khác trong những điều kiện khác nhau, mà sự tạo thành một chất mới là quả:

Trong các nguyên lý tạo nên nhiệt năng, cơ năng, động năng ... đều mặc nhiên vận hành theo nguyên lý Nhân-Duyên-Quả nầy. Bởi cái này có thì cái kia có.

... (Nhân) + (Duyên) (Quả 1) + (Duyên) (Quả 2) + (Duyên) (Quả 3) + (Duyên) (Quả 4) ...

... và cứ tiếp tục một chuỗi Nhân-Duyên-Quả vô cùng vô tận như vậy. Xét về yếu tố thời gian thì cái trước là nhân, sinh ra cái sau là quả.

Nếu chúng ta có tâm tốt, lời nói tốt và hành động đối đãi tốt với người hoặc chúng sanh khác thì được người hoặc chúng sanh khác thương yêu quý mến lại. Đó cũng là lẽ thường trong cuộc sống.

Bên cạnh những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh chúng ta, xuất phát từ những nguyên nhân gần (trực tiếp) thật là dễ thấy, dễ biết; còn có những điều xảy ra mà chúng ta khó hiểu và khó thấy được nguyên nhân của nó xuất phát từ đâu? Chẳng hạn như, có lẽ trong tất cả chúng ta ai cũng có lần gặp những người lạ chưa từng quen biết. Mới lần đầu gặp nhau đã phát sinh thiện cảm và đem lòng thương yêu quí mến nhau, hoặc sanh tâm không ưa thích, ác cảm với nhau dầu chỉ mới lần đầu gặp nhau! Đây là những việc thật sự lạ lùng mà chúng ta thường không thể hiểu được tại vì sao! Điều này đâu hẳn là giữa chúng ta và những người lạ mới gặp đó chưa từng có nhân duyên với nhau từ trước!?

Nói về lý Nhân-Duyên-Quả có khi cũng thật là đơn giản và có nhiều trường hợp thật là vi tế, thậm thâm vi diệu. Lý ấy với trí tuệ thường nhân chúng ta không thể nào hiểu tới được.

Thật vậy, có lần Ngài Anan (thị giả - bậc Đa văn đệ nhất trong hàng môn đồ - Đại đệ tử của Đức Phật) cho rằng: "Mặc dù lý Nhân-Duyên-Quả có vẻ khó khăn, nhưng thật ra giáo lí nầy rất đơn giản". Thế là Ngài Anan bị Đức Phật quở về nhận xét nầy. Đức Phật khẳng định rằng giáo lí về Nhân-Duyên-Quả rất là thâm sâu. Chỉ có trí tuệ siêu quần của một vị Phật mới thấu được - Ngài đã thấy vô lượng vô biên kiếp quá khứ lẫn tương lai của chúng sanh. Do hạnh nghiệp dị biệt của mỗi chúng sanh đã tạo mà chúng sanh có loài sinh làm loài Trời, có loài sinh làm người hoặc thọ sinh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh .v.v.. Có kẻ cao sang, người hạ liệt, có người trí minh tuệ, người vô trí, kẻ đẹp, người xấu...

Vì thương muôn loài chúng sanh nên Chư Phật ra đời chỉ dạy hai con đường an vui:

- Một là con đường Phúc lạc an vui lâu dài, luân lưu trong hai cõi Trời, Người.

- Hai là con đường Niết Bàn an vui cao thượng trường cửu, giải thoát vĩnh viễn cảnh khỗ sanh tử luân hồi trong 3 giới 4 loài.

Tập sách nhỏ nầy, bần đạo đã phiên dịch, soạn thảo từ kinh sách chánh truyền của quốc giáo Phật Giáo Nam truyền Myanmar. Nội dung chủ yếu giới thiệu tóm tắt sơ lược một số vấn đề cơ bản. Đây là những vấn đề cần thiết dành cho những người sơ cơ mới bắt đầu tìm hiểu đến lời dạy Đấng Cha Lành. Về những điều hay lẽ phải, sự thật chân lí vốn hằng hiện hữu vận hành mọi nơi mọi lúc trong cuộc sống của chúng ta. Đồng thời cũng dành cho hàng nam nữ cư sĩ tại gia những điều quan trọng cốt lõi, để áp dụng trong cuộc sống giữa các mối quan hệ từ gia đình đến xã hội. Đặng cho được nhiều sự lợi ích và an vui lâu dài.

Nhờ sự đóng góp kỷ thuật bìa, đánh bản thảo của tỳ kheo Tuệ Lực, tỳ kheo U Kovida (Myanmar), đạo hữu Ngô Thành Nghĩa, Đặng Thị Bích Hà, Nguyễn Sam, Ngô Thành Thịnh, Nguyễn Thị Thiên Kim cùng chư Thiện tín đóng góp phần công đức.

Nguyện cầu Hồng Ân Tam Bảo và Phước Báu phát sinh do Pháp thí thanh cao này hộ trì đến quý vị cùng bửu quyến sức khỏe, thịnh vượng, phú quý, thân tâm thường an lạc, hằng tấn hóa trong mọi phước thiện và nhất là sớm hội đủ duyên lành, đắc quả Niết Bàn an vui bất diệt, giải thoát sự buộc ràng sanh tử trong ngày vị lai.

Đồng thời xin hồi hướng Pháp thí này đến tất cả chúng sanh, mong cho tất cả chúng sanh hoan hỷ với phần phước thiện thanh cao này được an vui lâu dài.

Với sự cố gằng hết mình, hiềm vì khả năng có hạn nên khó tránh khỏi sơ sót. Kính mong chư tôn hiền đức, các Bậc Thức giả cao minh, các bậc thiện trí thức hoan hỷ bổ chính, từ bi chỉ giáo. Bần đạo kính cẩn nghiêng mình, thọ nhận lời phê bình cũng như những cao kiến đóng góp xây dựng để những lần tái bản được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành tri ân đến quý vị.

Phật lịch 2547/2003
Tỳ Kheo Thiện Minh

-ooOoo-

Mục lục | 01 | 02 | 03 | Đầu trang

Cám ơn đạo hữu HT đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 11-2005)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
15-11-2005