Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Xuất Ly Độ
(Nekkhamma Pāramitā)

Tỳ khưu Chánh Minh

 

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


LỜI NÓI ĐẦU.

Bờ biển đi dần từ cạn đến sâu, cũng vậy, pháp của Đức Thế Tôn chỉ dạy từ dễ thực hành, dễ nhận thức, dần dần đi đến thâm sâu, chứng đạt vi diệu thù thắng.

Thoát ra khỏi” (nekkhamma) là một trong những pháp ấy. Trong hành trình đi đến giải thoát hoàn toàn sinh tử luân hồi, hành giả không thể bỏ qua pháp “thoát ra”.

Như Bố thí là “ra khỏi” tham ái, giữ giới là “ra khỏi” thân - ngữ ác…

“Ra khỏi” là pháp không thể thiếu trong sự dẫn đến giác ngộ, đến bờ bên kia (pāramī - Balamật), và “ra khỏi” cũng đi dần từ thấp cho đến cao.

 Trước tiên là ra khỏi dục lạc, dục lạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi, của mọi ô nhiễm, để rồi dần dần “ra khỏi” những sợi dây trói buộc như thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ… sau cùng “ra khỏi” tam giới, không còn sinh tử luân hồi.

Trong tập sách này, chúng tôi trình bày pháp xuất ly, từ ngữ nghĩa cho đến hình thức cùng nội dung của xuất ly (nekkhamma).

- Hình thức xuất ly: Là phẩm mạo bậc xuất gia, trong phần này chúng tôi trình bày “nguyên nhân xuất gia”, những nghi thức xuất gia trong Phật giáo.

- Nội dung xuất ly: Chúng tôi trình bày hai ý nghĩa “thoát ra” và tầm cầu thượng nhân pháp.

Trong tác phẩm chúng tôi dùng những từ viết sát nhau, như tỳkhưu, Mụckiềnliên… là chỉ cho những từ phiên âm của Pāli ngữ, như bhikkhu âm là tỳkhưu, Moggallāna âm là Mụckiềnliên,… Có những từ thông dụng đọc giả thường gặp như Tỳkhưu, Xálợiphất ,… chúng tôi không ghi chữ gốc Pāli.

Mong rằng tác phẩm này mang lại niềm hân hoan cho đọc giả, hiểu biết thêm ý nghĩa giải thoát trong lời dạy của Đức Phật.

Kính mong các bậc trí mĩm cười hoan hỷ chỉ dạy thêm, vì đây chỉ là những nhát cuốc khai hoang ban đầu để lần đến kho tàng bảo ngọc của Đức Thế Tôn đã ban cho nhân loại.

Kính chúc quý vị luôn thân tâm an lạc.

Tỳkhưu Chánh Minh

 -ooOoo-

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

Theo mẫu tự Pāli.

A.

Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi bộ).

It.

Itivuttaka ( kinh Phật thuyết như vậy).

Nidd1.

Mahāniddesa (Đại xiển minh).

Nidd2.

Cullaniddesa (Tiểu xiển minh).

Cv.

Cullavagga (Tiểu phẩm).

Ja.

 Jākata – atthakathā (Chú giải kinh Bổn sanh).

Thera.

Theragathā (Trưởng lão tăng kệ).

D.

Dīgha Nikāya (Kinh Trường bộ).

Dhp.

Dhammapāda (kinh Pháp cú).

DhpA.

Dhammapāda – atthakathā (Chú giải kinh Pháp cú)..

Pariv.

Parivāra (Tập yếu).

Bv.

Buddhavaṃsa. (Chánh giác Tông).

M.

Majjhima Nikāya (Kinh Trung bộ).

Miln.

Milindapañhā (Mi Tiên vấn đáp).

Mhv.

Mahāvaṃsa (Đại Vương thống sử).

Vin.

Vinaya Pitaka (Luật tạng).

Vibh.

Vibhaṅga( Luật Phân tích)

Vism.

Visuddhimagga (Thanh tịnh đạo).

S.

Saṃyutta Nikāya (Kinh Tương ưng bộ).

Sn.

Sutta nipāta (kinh Tập).

 -ooOoo-

Ðầu trang | 00 | 01| 02

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Chánh Minh đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 10-2006)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 16-10-2007