[BuddhaSasana]

[Unicode Fonts]


vonga1.gif (13375 bytes)

Vô Ngã

Thích Trí Siêu


       

Sách Vô Ngã đã được in lại nhiều lần. Riêng kỳ tái bản này (2004) có sửa chữa và
bổ túc thêm phần phụ lục với Kinh Vô Ngã Tướng
.

 

Mục Lục

[01] Mở Đầu
Khổ
Nguyên nhân của khổ
Giải thoát
Con đường giải thoát
Liên hệ thầy trò

Vô Ngã

1/ Ngũ uẩn
2/ Chấp ngã
3/ Vô chủ
4/ Có hay không?

[02] Phương pháp tu hành

1/ Theo Trung Quán
2/ Theo Tứ Niệm Xứ
3/ Tứ Niệm Xứ và Vô Ngã

Sự quan trọng của Vô Ngã

Lời cuối
Phụ lục - Kinh Vô Ngã Tướng
Thư mục

-ooOoo-

MỞ ĐẦU

Mục đích chân chính của người tu Phật là cầu giác ngộ, giải thoát. Nhưng giác ngộ cái gì? Giải thoát ai? Và tại sao phải giải thoát?

Chúng ta khổ nên cầu giải thoát? Nhưng ai làm chúng ta khổ và ai giam giữ chúng ta? Người đời làm chúng ta khổ, cuộc đời giam giữ chúng ta chăng? Chính cái Ta (ngã) làm chúng ta khổ, và cũng chính cái Ta giam giữ chúng ta trong luân hồi sinh tử. Vì nếu không có Ta thì ai chịu khổ, không có Ta thì ai sinh, ai tử?

Chúng sinh đau khổ, trôi lăn trong sinh tử luân hồi cũng chỉ vì cái Ta, cho cái Ta có thật rồi bám víu vào nó. Trong đạo Phật gọi đây là bệnh chấp Ngã. Khi căn bệnh này hết thì sinh tử không còn, gọi là giải thoát. Muốn khỏi bệnh, điều trước tiên là phải ý thức được mình có bệnh, sau đó mới đi tìm thuốc. Thuốc trị bệnh chấp Ngã chính là giáo lý Vô Ngã, bàng bạc trong các bộ kinh Nikaya và A Hàm (Agama). Phật giáo Đại thừa chuyên nói về tánh Không, trong đó có hai loại: Ngã Không và Pháp Không. Ngã Không cũng chính là Vô Ngã.

Thông thường, để trị bệnh chấp Ngã chúng ta hay nói đến phương pháp phá Ngã. Khi bị người khác mắng chửi, đánh đập mà không phản ứng, nhịn nhục, cố gắng thản nhiên coi như không thì được gọi là phá Ngã. Nhưng phương pháp này không được bảo đảm cho lắm, vì nhiều khi bề ngoài nhịn nhục nhưng bên trong rất bực tức hoặc nếu không bực tức thì cái Ngã sẽ nói: ‘Ta là người nhịn nhục hay nhất !’ và như thế cái Ngã không bị phá chút nào mà lại tăng trưởng thêm. Điều cần làm là hiểu rõ Vô Ngã và tu tập Vô Ngã. Vô Ngã không những vừa là nền tảng vừa là mục tiêu chứng đắc của các bậc A La Hán, mà cũng là nền tảng cho hành giả tu tập Không tánh của Đại thừa Bồ tát.

Trong tập sách này, tôi sẽ nói sơ về Vô Ngã qua bối cảnh của Tứ Diệu Đế và sau đó, mục đích chính là giới thiệu đến bạn đọc hai phương pháp tu tập Vô Ngã: phương pháp thứ nhất dùng biện chứng phủ định của Trung Quán, phương pháp thứ hai là pháp thiền Tứ Niệm Xứ.

Vì không phải triết gia hay học giả mà chỉ là một du tăng tầm đạo nên lời lẽ trong đây không được văn hoa cho lắm. Kính xin các bậc cao minh thạc đức hoan hỷ lượng thứ cho.

Mong rằng tập sách này sẽ đem lại lợi ích cho mọi độc giả và hành giả.

Ẩn vân lộ, tháng 3 năm 1990
Thích Trí Siêu

--o0O0o--

Xem tiếp:

[Phần I][Phần II]


Source: http://trisieu.phapviet.comhttp://www.trisieu.com 


[Main Index]

Last updated: 05-05-2004

Web master: binh_anson@yahoo.com